Posted on 484  

Trên cuộc sống này, mỗi người chúng ta không thể sống mà thiếu đi tình yêu thương. Song khi nói đến chữ “tình” thì chắc chắn rằng sẽ không có bất cứ loại tình cảm nào có thể sánh ngang bằng với tình yêu thương lớn lao của mẹ cha. Đây là một loại tình yêu cao cả, thiêng liêng và mênh mông sâu rộng như nước biển đại dương. Một loại tình cảm vượt lên trên tất cả các tình cảm khác, không có đối tượng nào có thể so sánh. Cũng không có ngòi bút, từ ngữ nào có thể lột tả trọn vẹn loại tình cảm này. Ta chỉ có thể tạm thời ví người cha như ngọn Thái Sơn to lớn hay người mẹ như dòng nước trong nguồn dạt dào.

Tình mẫu tử thường được thể hiện rõ ràng ra bên ngoài. Trong khi tình phụ tử thì thầm lặng và ẩn sâu bên trong mỗi mối quan hệ hơn. Tình yêu thương mà người cha dành cho con cái là vô cùng thiêng liêng và thực sự cao quý. Cha luôn luôn dõi bước theo sát, tận tình chỉ bảo, bên cạnh chở che cho con hết cả cuộc đời. Vẫn luôn có những câu chuyện cảm động về tình cha con hiện hữu trong cuộc sống. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi muốn kể cho bạn đọc về câu chuyện rơi nước mắt của người cha nhất quyết xin được làm việc trong nghĩa trang để có thể hằng ngày được ở bên mộ con gái của mình.

Hành trình cứu chữa cho con gái

con gái

Đột ngột mất con gái 8 tuổi vì ung thư. Anh Cố Bân quyết định xin làm việc ở nghĩa trang để thực hiện lời hứa “sẽ luôn bên cạnh dù con ở đâu”. Chín năm trước, Cố Bân, ở Lạc Dương, Hà Nam đón con gái đầu lòng khi bước sang tuổi 28. Anh đặt tên con là Điềm Tâm. Từ đó, anh thường bị mọi người trêu là “nô lệ của con” và từng nhiều lần tưởng tượng “thấy con lớn lên, lấy chồng và sẽ dắt tay con vào lễ đường như thế nào”.

Nhưng tháng 9/2017, bé Điềm Tâm được phát hiện mắc bệnh ung thư. Hai vợ chồng Cố Bân dừng toàn bộ việc kinh doanh, đưa con từ Lạc Dương đến Trịnh Châu rồi Bắc Kinh để chạy chữa. Cô bé trải qua ca phẫu thuật đầu tiên tại Bắc Kinh nhưng khối u tái phát sau chưa đầy nửa năm và tiến triển mạnh hơn.

Phép màu không phải khi nào cũng xảy ra

phép màu

Tiền dành dụm, bán nhà, vay mượn đều được dồn để chữa trị cho con gái. Mấy năm liền, Tết của gia đình anh đều trong bệnh viện. Dù yêu con, cố gắng vì con, vợ chồng Cố Bân không muốn nhìn thấy bé Điềm Tâm phải vật lộn với những cơn đau vì khối u di căn khắp cơ thể. Họ chọn cách để con ra đi trong thanh thản.

Bây giờ, anh vẫn nhớ rõ màu sắc đôi giày con gái đeo dịp sinh nhật lần thứ ba. Thế nhưng phút chia ly, anh chẳng nhớ rõ điều gì. “Tôi không biết mình về nhà bằng cách nào. Tôi chỉ thấy nước mắt lăn dài”, anh xúc động. Cố Bân nằm trên giường suốt một tuần; mắt trân trân nhìn lên trần nhà suốt ngày đêm.

Khi con gái qua đời, vợ chồng anh cũng tiêu tán gia sản; nợ nần chồng chất; và không còn tiền để mua cho con một ngôi mộ ở nghĩa trang. Biết hoàn cảnh, người của nghĩa trang bố trí cho Điềm Tâm một ngôi mộ miễn phí.

Làm việc ở nghĩa trang để được ở bên cạnh con gái

làm việc ở nghĩa trang

Cố Bân rất cảm kích đồng thời xin được làm việc ở nghĩa trang nơi con gái nằm lại để thực hiện lời hứa “bố sẽ luôn bên con dù con ở đâu”. Người đàn ông được nhận nhiệm vụ chủ trì các nghi thức tang lễ.

7h sáng hàng ngày, người cha có mặt ở nghĩa trang. Trước khi bắt đầu công việc, Cố Bân mang khăn lau bia mộ của con, hôn và nói chuyện với bé. “Con nhìn bạn thỏ vừa tắm xong, quấn khăn dễ thương không này? Bố để ở đây cho con, con sẽ vui ngay. Còn bé Pony đang ở cạnh bạn thỏ nữa nhé”, ông bố thủ thỉ trước phần mộ con.

Bé Điềm Tâm qua đời đã nửa năm, nhưng đêm nào Cố Bân cũng mơ thấy con. Lúc là khoảnh khắc con lung linh trên sân khấu. Khi lại là cảnh con đau đớn trên giường bệnh. “Đi qua một con phố; tôi sẽ nhớ ngay đã từng qua đây cùng con; nhớ con tôi cười đùa; làm phiền và nói với tôi: ‘Bố đừng hút thuốc, đừng uống rượu, đừng ngắm các cô xinh đẹp nữa'”, người cha nhớ lại.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *