Posted on 518  

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi và tăng cường sức khỏe của xương, răng. Ngoài ra, nó còn có vai trò trong sản xuất insulin và chức năng miễn dịch. Thiếu vitamin D tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn nhiều người nghĩ. Bởi đây là loại vitamin quan trọng có vai trò đảm bảo các hoạt động cốt lõi của cơ thể. Thế nhưng, nó vẫn bị lãng quên như một thói quen của con người. Vậy vitamin D là chất gì, nó quan trọng như thế nào và chó thể tìm nó ở đâu? Hãy cùng DiaocBinhPhuoc tìm câu trả lời cho những thắc mắc này nhé!

Thực trạng thiếu vitamin D của 2 giới

Thiếu vitamin D là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Ước tính rằng khoảng 30 – 50% trẻ em và người lớn trên toàn thế giới bị thiếu vitamin D. Tại Việt Nam, theo thông tin được đăng tải trên trang Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, số người thiếu vitamin D chiếm đến 46% (đối với nữ giới) và 20% (đối với nam giới). Ở quốc gia láng giềng Trung Quốc, người ta ước tính 60% người lớn thiếu chất này.

Vai trò của vitamin D đối với cơ thể

Vai trò của vitamin D đối với cơ thể

Một số nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn, gãy xương, ung thư và bệnh tim mạch, bệnh Parkinson. Các cuộc kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia của Hoa Kỳ (NHANES) cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ vitamin D thấp và tỷ lệ tử vong cao do mọi nguyên nhân.

Vitamin D có vai trò quan trọng với cơ thể. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện về cấu trúc xương, răng thông qua cơ chế phân phối canxi và phốt pho. Đồng thời, nó giúp điều phối và cân bằng 2 chất này trong cơ thể. Bên cạnh đó, loại chất này cũng tham gia vào quá trình phân chia tế bào, bài tiết và chuyển hoá các hormone như: hormone tuyến cận giáp và insulin; biệt hóa tế bào; ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư; trong đó có: ung thư da, ung thư xương, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt,…

Ngoài ra, vitamin D có tác dụng điều hòa miễn dịch. Nó là một chất điều hòa miễn dịch chọn lọc tốt. Khi chức năng miễn dịch của cơ thể bị ức chế, calcitriol được chuyển hóa từ vitamin D giúp tăng cường chức năng của bạch cầu đơn nhân và đại thực bào. Từ đó, nó giúp tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ chống lại các vi sinh vật gây bệnh lạ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin D có tác dụng ức chế nhất định đối với vi rút herpes, vi rút Epstein-Barr, vi rút viêm gan C, vi rút quai bị,…

Tác hại của thiếu vitamin D

Tình trạng thiếu vitamin D thường gặp ở trẻ em và khá hiếm xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên người lớn cũng không nên chủ quan. Vì thiếu vitamin D sẽ dẫn tới nhiều tác hại cho cả người lớn và trẻ em.

  • Khi bị thiếu vitamin D sẽ dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn.
  • Thiếu vitamin D còn dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch, suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, gây ra hen suyễn ở trẻ em và gây ung thư.
  • Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thiếu vitamin D sẽ gây ra các triệu chứng không điển hình như: dễ bị kích thích, ra mồ hôi, chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật. Khi trẻ biết đứng sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, chân bị vòng kiềng
  • Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng vitamin D đóng vai trò trong dự phòng và điều trj một số tình trạng như: đái tháo đường type 1, type 2; tăng huyết áp; rối loạn dung nạp glucose và đa xơ cứng.
  • Cách tốt nhất phát hiện thiếu hụt vitamin D là xét nghiệm 25-hydroxy vitamin D trong cơ thể. Nếu nồng độ vitamin D từ 20-50ng/ml là người khỏe mạnh và < 12 ng/ml là thiếu hụt vitamin D.

Cách giải quyết việc thiếu vitamin D

Việc thiếu vitamin D ở người ít được chú trọng. Chỉ khi có bệnh do sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin D người ta mới bắt đầu bổ sung và điều trị. Đó là 1 sai lầm nghiêm trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ. Vitamin D được tổng hợp bằng 2 cách chính là từ thực phẩm và ánh nắng mặt trời. Thông thường là 2 loại: vitamin D2 và Vitamin D3. Trên 80% nguồn vitamin ở người được hấp thụ từ ánh nắng mặt trời. Vitamin D2 thường có trong thực vật (các loại nấm). Còn vitamin D3 thì có nhiều trong động vật (cá, trứng, sữa,…).

Bổ sung vitamin D bằng ánh nắng mặt trời

Bổ sung vitamin D bằng ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc vừa phải với ánh nắng mặt trời không chỉ là cách bổ sung vitamin D rẻ nhất mà còn nhanh nhất. Bạn nên để cơ thể tiếp xúc với ánh nắng ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 10 phút. Thời gian để tiếp xúc ánh sáng tốt nhất là khi ánh nắng chưa quá gay gắt, khoảng từ 7 – 9 giờ sáng tùy thuộc vào thời tiết và mùa.

Thực phẩm giúp bổ sung vitamin D

Thực phẩm giúp bổ sung vitamin D

Nấm tươi cung cấp rất nhiều vitamin D2 và cũng tốt cho dạ dày, tăng sức đề kháng. Hãy bổ sung khẩu phần ăn với lòng đỏ trứng, hay sữa tươi, các loại cá và hải sản béo như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, hàu, tôm, cá mòi, cá cơm,… Đây không chỉ là cách hấp thụ vitamin D hiệu quả nhất mà các thực phẩm này còn rất giàu omega-3. Chúng rất tốt cho tim mạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại viên nén, thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin D. Nhưng nên nhớ, chế độ ăn cần có đủ chất đạm và khoáng chất. Như vậy mới hấp thụ và chuyển hóa vitamin D một cách tối đa.

Kết luận

Vitamin D là dưỡng chất rất quan trọng đối với cơ thể. Do đó cần chú ý bổ sung đầy đủ và cân đối. Tránh hiện tượng quá thừa hoặc quá thiếu vitamin D. Khi trẻ có các dấu hiệu của bệnh còi xương cần đưa trẻ tới khám bác sĩ dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa để tư vấn và điều trị thích hợp. Nên kết hợp chế độ ăn đầy đủ vitamin D, canxi. Cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng và sử dụng vitamin D theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: kenh14.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *